Học thương hiệu ra trường làm gì

Tọa đàm “Cảm hứng nghề thương hiệu”: Học thương hiệu ra trường làm gì?

Trong nội dung tọa đàm “Cảm hứng nghề thương hiệu” do Khoa Marketing, trường Đại học Thương Mại kết hợp với Câu lạc bộ Nhà quản trị thương hiệu đồng tổ chức ngày 12/11/2020, tôi với vai trò là một trong các diễn giả có mặt chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Nội dung chính của chủ đề tôi chia sẻ trong 15 phút trước khi đến phần thảo luận tập trung vào vấn đề “Học thương hiệu ra trường làm gì?”

Học thương hiệu ra trường làm gì?

Học thương hiệu ra trường sẽ làm ở những vị trí nào? Hầu hết những bạn sinh viên khi ra trường sẽ được làm ở rất nhiều các vị trí khác nhau. Học thương hiệu có thể ra trường khởi nghiệp, làm chuyên viên, thậm chí làm nhân viên bảo vệ. Nói cách khác, đại học là nền tảng, bạn có thể sẽ/phải làm ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng khi làm ở cùng một vị trí, những người có tư duy về thương hiệu sẽ làm việc theo những cách khác nhau.

Đơn cử như vị trí bảo vệ, các bạn có thấy các bác bảo vệ ở Điện Máy Xanh nhận được cực kỳ nhiều thiện cảm từ khách hàng. Các bác luôn cẩn thận, dắt xe hộ khách hàng, che ô khi mưa, trải phủ yên xe khi nắng… Và sự thiện cảm ấy trở thành thiện cảm đối với toàn bộ Điện Máy Xanh. Đôi khi điểm tiếp xúc thương hiệu đầu tiên khi khách hàng đến một công ty, doanh nghiệp không phải là giám đốc, không phải là lễ tân, mà lại chính là nhân viên bảo vệ. Điều này rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.

Ấn tượng về điểm tiếp xúc này nhiều khi trở thành ấn tượng với toàn bộ công ty/doanh nghiệp. Bản thân tôi đã từng có bài viết về vấn đề này, các bạn có thể đọc lại tại Bệnh dịch vụ – khách hàng có nên chủ động đòi lại tiền thừa? Đó chỉ là một trong những ví dụ đơn giản nhất về cách mà một người học thương hiệu sẽ làm rất khác với đại đa số những người khác.

05 nhóm công việc liên quan đến Branding và Marketing

Xét về chuyên môn, nếu bạn may mắn được làm đúng chuyên ngành liên quan đến Branding và Marketing, có thể chia công việc thành 5 nhóm như sau:

  • Chuyên viên thương hiệu (Brand Executive). Vị trí này phụ trách chung, lập kế hoạch, chiến dịch, theo dõi triển khai… Làm các đầu việc liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp. 
  • Truyền thông nội bộ (Internal Communication). Vị trí này phụ trách các hoạt động truyền thông nội bộ, xây dựng văn hóa công ty, theo dõi và hỗ trợ luồng thông tin nội bộ trong doanh nghiệp.
  • Quản trị nội dung và Quảng cáo (Content & Advertising). Vị trí này phụ trách sáng tạo nội dung và quảng cáo nội dung đó.
  • Thiết kế (Design & Media). Vị trí này thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm, ứng dụng liên quan, làm video clip…
  • Tổ chức sự kiện (Event). Vị trí này tham gia lên kế hoạch, triển khai, báo cáo và tổ chức sự kiện.

Sự khác nhau giữa marketing & branding inhouse, client và agency

Như bạn có thể ở phần trên, có cực kỳ nhiều vị trí chuyên môn về branding. Tuy nhiên, mô hình hoạt động về branding ở mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Điển hình là inhouse, client và agency

Sinh viên mới ra trường nên làm trong tập đoàn lớn hay công ty nhỏ?

Nội dung chi tiết sẽ cập nhật sau!