Google nói logo cũ của họ có dung lượng khoảng 14.000 byte. Logo mới nhất hiện tại chỉ có 305 byte mà thôi. Đây không hẳn chỉ là việc nén hình ảnh mà thực chất là cả một quá trình chọn lại phương pháp vẽ. Cụ thể, logo cũ sử dụng font Serif khá phức tạp. Font này có khoảng 100 điểm “anchor” (điểm móc dùng để tạo nét vẽ trong các phần mềm đồ họa) trong khi logo mới chỉ dùng các hình tròn và hình vuông để tạo thành. Thậm chí có thể chỉ cần dùng các đường thẳng là cũng tạo được logo mới. Dưới đây là chi tiết cách người ta chỉ ra sự khác biệt giữa hai phương pháp vẽ.
Logo cũ
Sử dụng font Serif, ở các điểm tận cùng của mỗi ký tự đều khá phức tạp (các phần dư ra, điểm nhọn, điểm cong). Để vẽ được các nét đó, người ta phải tạo ra các điểm “Anchor Point”. Đây là các điểm nối dùng để tạo ra nét vẽ liền nhau trong phần mềm đồ họa. Nét vẽ càng phức tạp thì càng có nhiều điểm Anchor Point. Xem hình bên dưới bạn sẽ thấy, có đến 100 Anchor Point trong logo cũ của Google.
Logo mới
Logo mới bao gồm:
- 10 vòng tròn (2 vòng cho mỗi “G”, 2 vòng cho mỗi chữ “o”, 2 vòng cho chữ “e”).
- 5 hình chữ nhật (2 hình cho chữ “G”, 1 hình cho chữ “l”, 2 hình cho chữ “e”).
- 1 hình khối đặc biệt duy nhất với 7 “Anchor Point” (dùng cho phần đuôi của chữ “g” viết thường).
Hiện tại Google chưa phát hành phiên bản logo chỉ có 305 byte. Tuy nhiên, người ta đã thử vẽ lại chữ “G” của logo mới dưới dạng file SVG theo cách hướng dẫn trên thì dung lượng sau cùng chỉ có 302 byte. Nếu nén lại nữa thì chỉ còn có 195 byte cho ký tự “G” đầu tiên.
Chưa hết, một người dùng khác còn có cách vẽ bá đạo hơn nữa mà không cần dùng hình tròn với hình chữ nhật. Thay vì vẽ hai hình tròn lồng vào nhau rồi tô màu (Fill) màu xanh vào chỗ giữa hai hình tròn thì người này chỉ dùng các đường thẳng để vẽ, sau đó dùng thuộc tính “Stroke” để tô đậm nét vẽ đó lên (Bold), kết quả vẫn có được hình ảnh chữ G tương tự nhưng dùng ít dòng code lập trình hơn và dung lượng file cũng ít hơn.
Bằng cách này, toàn bộ logo “Google” sau khi vẽ chỉ nặng còn 290 byte. Cách vẽ là dùng 2 hình tròn cho 2 chữ “o” và dùng 4 nét vẽ (“Paths”) cho các chữ “G”, “g”, “l” và “e”. Sau đó dùng thuộc tính “Stroke” tăng chiều này nét vẽ lên 16 pixel là có ngay logo mới hoàn chỉnh.
Bạn có thể xem chi tiết các đoạn code, bài viết gốc, thông tin khác về logo tại đây.
Vậy ý nghĩa của việc giảm dung lượng này là gì?
Vài KB đối với người dùng cuối như chúng ta không là bao, nhưng đối với Google thì nó lại khác, bạn cứ thử nhẫm tính ví dụ ở đây mỗi người cứ vào Google một lần thì sẽ tiết kiệm được 10KB đi, thì nhân lên vài tỷ người rồi nhân lên 365 ngày thì nó sẽ là một con số rất lớn.
Mình làm một phép tính đơn giản cho bạn hiểu về việc tiết kiệm từng Byte dung lượng nó có ý nghĩa như thế nào:
– Hiện tại trên toàn thế giới có 3,2 tỉ người dùng internet
– Số lượng người dùng ít nhất 1 sản phẩm của Google là 2 tỉ người (hình như là con số này tận 2011)
– Kích thước logo giảm từ 14.000 byte còn 305 byte => tiết kiệm được 13.695 byte.
– Mỗi người dùng truy cập vào dịch vụ của Google 01 lần mỗi ngày => Tiết kiệm được 27.390 tỉ Byte = 26,748 tỉ Kilobyte = 26,121 triệu Megabyte = 25.508 Gigabyte = 24,911 Terabyte
– Từ kết quả này bạn thử tính xem 1 tuần, 1 tháng, 1 năm… Google đã tiết kiệm được bao nhiêu băng thông Internet trên toàn thế giới? Chưa kể con số trên chỉ tính mỗi người dùng vào 01 lần/ngày thôi đấy.
Đúng là việc thay đổi logo lần này, không chỉ đẹp hơn thôi đúng không 🙂
Xem thêm: