Cờ Vua – Cờ Tướng và tư duy nhân sự từ góc nhìn cờ tướng

Cờ vua và cờ tướng đều có 32 quân cờ, chia làm 2 phe. Cờ tướng đại diện cho văn hóa phương Đông, cờ vua đại diện cho văn hóa phương Tây. Đâu là sự khác nhau? Dưới đây là bài viết “Cờ Vua – Cờ Tướng và tư duy nhân sự từ góc nhìn cờ tướng” sẽ đem đến cho bạn cách nhìn hoàn toàn mới.

BÀI HỌC 1: KHẢ NĂNG BÀY BINH BỐ TRẬN

Tôi đánh giá cao hơn ông Sếp trong cờ tướng vì các lý do sau:

– Lý do 1: Cùng là đội hình 32 nhân sự, nhưng ông sếp cờ vua lại tuyển 8 anh/chị Tốt ( nhân sự yếu nhất), tỷ lệ 8/32 =25% trong khi cờ tướng là 5/32 chiếm 15,6%.

– Lý do 2: Cách sắp xếp đội hình của ông Sếp cờ vua thiếu khoa học ở chỗ các nhân sự cao cấp như xe, mã, tượng muốn xuất chiêu lại phải chờ các ông tốt đầu thí điểm đi trước. Đẩy tốt đầu đi 2 bước vào vòng nguy hiểm, tạo khoảng trống mới đi được -> chồng chéo trong công việc. Trong khi các quân của cờ tướng như Pháo, Mã, Xe.. của cờ tướng có thể di chuyển triển khai làm mẫu ngay, kiểu đi đầu làm gương động viên đàn em Tốt yên tâm anh chốt #sale cho chúng mày xem . Nếu Tốt vẫn sợ ra trận thì Sếp cờ tướng cho Pháo đánh ngay thế hy sinh làm mẫu vồ mã đối phương ở ngay khúc dạo đầu . Quả là tính tập thể, đoàn kết cao.

BÀI HỌC 2: KHẢ NĂNG DẪN DẮT (LEADER)

Ông sếp cờ vua đúng là lãnh đạo trẻ mới lên – Ngựa non háu đá, hung hăng đi khắp bàn cờ, ừ thì cứ gọi là ông có khả năng di chuyển thiên biến vạn hoá, nhưng nói thật là do ông không tuyển được quân tốt, không đào tạo được quân tốt nên ông di chuyển nhiều là đúng rồi .

Ông sếp cờ tướng mới thực sự là có tài quản lý Pro. Đã trải qua tuổi trung niên nên anh ko di chuyển được như sếp cờ vua. Nhưng với kinh nghiệm thâm niên của mình cùng khả năng từng trải, ông là người biết mình biết ta. Ông khoa học từ lúc tuyển dụng, sắp sếp nhân sự hợp lý. Từ đó chỉ ra đường hướng chứ không ra trận trực tiếp, can thiệp sâu vào công việc của nhân viên. Việc chú chú làm, việc anh anh làm, nên anh cứ ngồi trong cung thôi cùng 2 Sĩ thôi.

BÀI HỌC 3: TÍNH LÃNG PHÍ

Tưởng ông sếp cờ vua đa tài, có khả năng di chuyển khắp nơi trên bàn cờ. Thế nhưng ai chơi cờ vua cũng đều biết ông ấy đi trên bàn cờ làm gì? Chủ yếu là các nước chạy đạn, trốn tránh, đi công việc, oánh nhau lại còn kèm cặp bà Hậu. Mỗi lần ông đi thì lại có mấy chú Xe, Mã… đi cùng bảo vệ. Thật tốn nguồn lực đơn vị, đất nước.

BÀI HỌC 4: TÍNH MANLY

Ai Man hơn ? Trận đấu chứ có phải hội nghị thượng đỉnh đâu mà ông sếp dẫn vợ là bà Hậu đi cùng. Ra trận trong khi vợ ông sếp cờ tướng đang đi shoping, spa.

Sếp cờ tướng cười khẩy, Tưởng chú thế nào? Nhìn cách sắp xếp đội hình và nhân sự trên bàn cờ ban đầu là biết ông sếp cờ vua nhút nhát như thế nào. Tất cả các quân đều che kín cho ông không còn 1 kẽ hở. Trong khi sếp cờ tướng mở toang cú phanh ngực oai phong 2 vai 2 sĩ là đủ.

BÀI HỌC 5: TÍNH NHÂN ĐẠO

Ông sếp cờ vua luôn có Hậu kèm cặp, chăm sóc bảo vệ là thế. Nhưng khi hậu qua đời, ông phong ngay em Tốt chân dài, chạy nhanh nhất để phong Hậu.

BÀI HỌC 6: TÍNH ĐỘC LẬP

Sếp trong cờ vua lúc nào cũng có người giỏi nhất bên cạnh là Hậu. Còn với ông sếp cờ tướng thì không cần phải ở cạnh người giỏi nhất.

BÀI HỌC 7: TÍNH GẮN BÓ, TRUNG THÀNH

Chính vì ông sếp cờ tướng như vậy nên lúc nào cũng có 2 anh Sĩ trung thành bảo vệ sếp, sẵn sàng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, xả thân hy sinh.